Bổ sung probiotics như thế nào là hiệu quả?
Bổ sung probiotic vào thời gian nào là tốt nhất và cần lưu ý gì khi bổ sung lợi khuẩn này cho cơ thể?
Probiotics là những vi khuẩn sống, hay còn gọi là lợi khuẩn có tác dụng tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Thế nên bổ sung probiotic là điều cần thiết và có lợi cho hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, cần bổ sung lợi khuẩn này vào thời gian này và lưu ý bổ sung ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất?
Nên bổ sung probiotic vào những thời điểm nào?
Thời điểm
Theo Enzyme Essentials, probiotics nên được bổ sung trước khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng sớm. Vì trong thời gian này, hệ tiêu hóa ít hoạt động và độ pH trong dạ dày đang ở mức tương đối thấp. Do đó, các vi khuẩn sẽ có cơ hội gắn kết với thành ruột và phát triển tốt.
Nếu bạn không thể sử dụng probiotics vào những thời điểm trên thì cũng không cần lo lắng. Bởi theo Enzyme Essentials, việc sử dụng probiotics ở một thời điểm không lý tưởng vẫn đem lại lợi ích cho cơ thể.
Liều dùng
Đại học Y khoa Harvard khuyến cáo người khỏe mạnh nên bổ sung từ 1-10 tỷ đơn vị probiotics/ tuần. Bạn cũng có thể nạp probiotics trong các điều kiện cụ thể như: điều trị bổ sung cho nhiễm nấm men, phòng ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng đường ruột,…
Tuy nhiên, trước khi sử dụng probiotic bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Bởi probiotics cũng có thể gây huy hiểm cho người bị dị ứng với vi khuẩn như Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium hoặc Streptococcus thermophilus.
Bổ sung probiotics từ các nguồn tự nhiên
Bạn có thể nạp các lợi khuẩn probiotics thông qua một số nguồn tự nhiên như: các thực phẩm lên men, sữa chua, dưa chưa, kim chi,…
Những lưu ý khi bổ sung probiotics cho cơ thể
Bảo quản
Để đạt được hiệu quả tối ưu, probiotics phải được tiêu thụ khi còn sống. Vì vậy, bạn cần chú ý bảo quản các sản phẩm cung cấp probiotics vì nhiệt độ, độ ẩm hay không khí có thể giết chết các lợi khuẩn này.
Probiotics chỉ có tác dụng nhất thời
Các lợi khuẩn sẽ không tồn tại trong hệ sinh thái đường ruột mãi mãi. Probiotics có thể dẹp bỏ vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, cuối cùng chúng cũng sẽ thoát ra ngoài qua đường đại tiện. Do đó, không phải cứ bổ sung càng nhiều lợi khuẩn thì càng tốt vì cơ thể cũng sẽ đào thải chúng. Để tăng lợi ích của probiotic, bạn cần bổ sung thường xuyên.
Có thể bạn đang bổ sung probiotics không phải là loại hiệu quả nhất
Nhiều chủng probiotics trong thực phẩm dễ sản xuất và chi phí rẻ. Chúng không nhất thiết là loại có tác dụng chữa bệnh hay có lợi ích lâu dài. Cho nên không phải loại probiotics nào nạp vào cơ thể cũng đều có tác dụng hoàn toàn.
Không có chủng probiotic toàn năng
Bạn có thể thấy vài người duy dùng cùng một loại probiotics nhưng chỉ có một người là có tác dụng đáng kể. Đó là bởi hệ vi khuẩn đường ruột mỗi người mỗi khác, bị ảnh hưởng từ gen, giới tính và tuổi tác. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu cách khai thác hệ vi khuẩn trong cơ thể cho mục đích điều trị bệnh.
Lựa chọn sản phẩm chứa probiotics như thế nào?
Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã bổ sung probiotics đúng chủng loại có lợi cho sức khỏe của mình. Chẳng hạn như vi khuẩn Lactobacillus Lacidophilous và Lactobacillus reuteri, từng loại có tác dụng với những bệnh khác nhau. Sản phẩm được lựa chọn cần chắc chắn chứa tối thiểu 1 tỷ CFU (số đơn vị khuẩn lạc) trong một khẩu phần.
Đây là lượng ước tính để đạt những lợi ích cho sức khỏe. Nếu chỉ số này không có trên nhãn, bạn đừng vội chắc rằng mình đã tìm được sản phẩm đem lại lợi ích cho cơ thể như cam kết. Ngoài ra, đối với sữa chua, hãy chọn loại có men sống hoặc men sống hoạt tính.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn bổ sung kiến thức vào cẩm nang lựa chọn sản phẩm chứa probiotics tốt nhất cho mình!
☎ Hotline: 0902 956 139
🌐 Website: https://serenys.vn/
Zalo: zalo.me/1512572395829052498