Những điều phụ nữ cần biết về thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh là thời kỳ mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Ảnh hưởng của thời kỳ này như thế nào và làm sao để giảm bớt triệu chứng do mãn kinh gây ra.
Tiền Mãn kinh là gì? Tuổi tiền mãn kinh là bao nhiêu?
Tiền mãn kinh là gì?
Là giai đoạn chuẩn bị bước sang thời kỳ mãn kinh, khoảng thời gian này từ 1-2 năm hoặc kéo dài đến khi thật sự bắt đầu thời kỳ mãn kinh.
Thời kỳ này, biểu hiện không rõ rệt, sự hoạt động của buồng trứng và tử cung suy giảm, gây mất cân bằng các nội tiết tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Độ tuổi tiền mãn kinh?
Phụ nữ từ 40 tuổi là bắt đầu có triệu chứng tiền mãn kinh, tuy nhiên, hiện nay, phụ nữ 30+ cũng có thể gặp tình trạng tiền mãn kinh sớm.
Mãn kinh là gì? Độ tuổi nào bắt đầu mãn kinh?
Mãn kinh là như thế nào?
Mãn kinh là không còn kinh nữa.
Về mặt sinh lý, đó là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ hai của cuộc đời.
Đây là cả một quá trình biến đổi rất dài, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng hormon thay đổi, kinh nguyệt từ rối loạn đến ngừng hẳn, teo cơ quan sinh dục,….
Độ tuổi nào là bắt đầu mãn kinh?
Từ 51-52 tuổi, trung bình sẽ tắt kinh, nếu trên 55 tuổi mới mãn kinh là khá trễ, nhưng cũng không có vấn đề gì đáng lo ngại.
Mãn kinh có thể xảy ra ở độ tuổi 40 -45, nếu trước 40 tuổi mà đã mãn kinh là trường hợp mãn kinh sớm, có thể do một số vấn đề về bệnh lý, điều kiện môi trường ảnh hưởng, trường hợp này, người phụ nữ nên điều trị ở bệnh viện uy tín để tìm ra nguyên do.
Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe phụ nữ?
Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh thường bị nóng mặt, bốc hỏa, đổ mồ hôi, ban đêm trong người cảm thấy nóng bức, không ngủ được nên khiến cơ thể suy yếu, mệt mỏi, loãng xương, đau nhức xương khớp.
Giải pháp cho Phụ nữ thời kỳ mãn kinh
1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh cần cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ các chất bằng cách ăn cơm gạo trắng thường ngày có xen lẫn gạo lức để bổ sung nhiều vitamin nhóm B.
Ngoài ra, cần bổ sung lượng canxi có trong sữa, trứng… để làm giảm thay đổi tính khí, đau đầu.
Ăn nhiều trái cây, rau quả để tăng lượng Magnesium, qua đó tăng lượng serotonin giúp giảm stress.
Nên ăn dưa hấu để cung cấp một phần chất xơ và nước sẽ giúp cơ thể chống được táo bón và đặc biệt là để cung cấp một lượng nước cho cơ thể.
2. Bổ sung isofavon tự nhiên, omega 3 tự nhiên
Ăn thực phẩm từ đậu nành như đậu hũ, uống sữa đậu nành, ngũ cốc có đậu nành, hoặc các món ăn từ đậu nành, đây chính là phương pháp bổ sung estrogen tự nhiên hiệu quả cho phụ nữ tiền mãn kinh.
Việc bổ sung chất Omega -3 sẽ làm tăng số lượng protein giảm bớt chứng viêm, giảm triệu khó chịu của tiền mãn kinh. Hãy cho vào thực đơn của bạn cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, hạt lanh, o-liu, viên dầu cá.
3. Tránh xa thức ăn nhanh
Thức ăn chứa gluten, chất béo chuyển hóa và đường xấu có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng viêm cơ thể.
Tốt nhất hãy ăn đồ ăn tươi sống, tập trung tiêu thụ các protein cso trong cá, hoa quả, rau xanh, ngăn ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh sưng viêm.
Tránh các thức ăn có nhiều dầu mỡ, muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
4. Tăng cường hoạt động thể chất
Chị em trong thời kỳ mãn kinh càng phải tham gia các hoạt động thể dục thể thao như khiêu vũ, yoga, thiền… để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan.
Đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ sớm vào mỗi tối sẽ giúp cân bằng sức khỏe và ổn định sinh lý cơ thể.
Để giảm bớt những vấn đề do thời kỳ mãn kinh gây ra, chúng ta vẫn có cách áp dụng trị được, trước đây, các bác sĩ thường xuyên cho uống các thuốc kích thích tố nữ estrogen và progesteron, nhưng khoa học gần đây cho thấy khi uống những thuốc đó lâu dài, có thể gây ung thư vú.
Ăn uống và tập thể dục để điều hòa cơ thể, không nên ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều trái cây sẽ tốt cho sức khỏe mãn kinh.
>>> Xem thêm: 7 mẹo giảm đau bụng kinh hữu hiệu