Cách nhận biết và xử lý da bị nhiễm độc corticoid - Có thể bạn chưa biết

Cách nhận biết và xử lý da bị nhiễm độc corticoid

07/09/2018

Nhiều trường hợp sau một thời gian sử dụng mỹ phẩm thì da bị ửng đỏ, mạch máu nổi nhiều, mụn ẩn, bong tróc, khô rát, có thể kích ứng dữ dội dẫn đến tình trạng nóng sốt. Lúc này bạn nên cẩn thận vì có thể da bị nhiễm độc corticoid do dùng mỹ phẩm chứa corticoid.

Cách nhận biết và xử lý da bị nhiễm độc corticoid

Corticoid là chất gì?

Corticoid được gọi đầy đủ là glucocorticoid.
Theo bộ Y Tế Việt Nam, Corticoid là chất độc dược bảng B theo đường mỹ phẩm bôi da. Corticoid thường được sử dụng nhiều trong các loại kem siêu tốc, giúp trắng nhanh và mịn màng sau một thời gian ngắn sử dụng, chi phí lại thấp nên được ưa dùng.
Trong Tây Y, Corticoid là dược phẩm chống viêm mạnh, làm giảm nhờn da mạnh do ức chế tạm thời các tuyến bã nhờn. Do đó, Corticoid giúp điều trị nhanh chóng các loại mụn viêm, sưng mủ, giảm dầu nhờn, giảm tình trạng da sần sùi, bong tróc, mang lại bề mặt da căng mọng do tác dụng giữ nước.
Thế nhưng, điều này cực nguy hiểm khi bôi lên da. Mới đầu bôi lên, da sẽ rất đẹp, hết mụn nhanh, nhưng càng về lâu dài, sẽ làm viêm, to lỗ chân lông, không bôi sẽ bị nổi mụn lại, và nổi còn nhiều hơn trước, lúc này là da bị nhiễm độc corticoid.

Tại sao nhiều loại mỹ phẩm chứa corticoid?

Corticoid thực chất là một dược phẩm rất tốt trong việc chống viêm, mẫn cảm, dị ứng và thường được dùng theo nhiều hình thức như tiêm, uống hoặc thoa ngoài da.
Khi sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid, chỉ trong vòng 12-24h, mụn sẽ biến mất, các vết thâm nám, tàn nhang mờ dần, da mềm mịn rõ rệt.
Hơn thế nữa, corticoid rất rẻ nên được bán rộng rãi và giúp các cơ sở sản xuất mỹ phẩm kém chất lượng tiết kiệm được một khoảng chi phí rất lớn. Tuy nhiên, Corticoid cũng để lại nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.

Nhiều loại mỹ phẩm hiện nay có chứa chất corticoid

Nhiều loại mỹ phẩm hiện nay có chứa chất corticoid

Tại sao da lại bị nhiễm Corticoid?

Do tự ý mua mỹ phẩm dùng trong 1 thời gian dài, không theo toa của bác sĩ da liễu.
Tự ý pha kem trộn hoặc sử dụng các sản phẩm trị mụn, làm trắng da, lột da, lột mụn không đảm bảo uy tín, trôi nổi, không có xuất xứ rõ ràng.

Dấu hiệu cho thấy da bị nhiễm độc corticoid

Trong khi sử dụng:

  • Da ửng đỏ, lộ gân, mạch máu
  • Da mỏng, vết nám da lan rộng ra các vùng xung quanh
  • Bỏng rát, ngứa đỏ, đặc biệt lúc ra nắng hay đứng gần bếp lửa
  •  Da bị nổi mụn ẩn, mụn liti

Sau một thời gian dài sử dụng hoặc sau khi ngưng sử dụng:

  • Da khô ráp, bong tróc
  • Da phồng rộp, nổi bong bóng nước
  • Da ửng đỏ, gân máu nổi nhiều
  • Da nổi mụn, tăng tiết bã nhờn
Sử dụng kem trộn, không rõ nguồn gốc khiến da bị nhiễm corticoid

Sử dụng kem trộn, không rõ nguồn gốc khiến da bị nhiễm corticoid

Giả pháp cấp cứu làn da bị nhiễm độc corticoid

  • Ngưng sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid đang dùng. Ban đầu là thoa cách ngày, sau đó thoa cách tuần, không nên dừng đột ngột
  • Thải độc cho da bằng cách xông hơi bằng các tinh dầu thảo dược lành tính hoặc trà xanh, nước chanh mật ong 1-2 lần/tuần.
  • Không dùng tay sờ mặt, nặn mụn, gãi các nốt trên da.
  • Ăn uống nhiều nước lọc, trái cây nhiều vitamin C để tăng phục hồi da.
  • Rửa mặt bằng nước muối sinh lý 2 ngày/lần. Sữa rửa mặt nên chứa các chất như HA, Niacinamide, Ceramide…để hỗ trợ da, không chưa paraben,
  • Zinc Oxide, không mùi, không cồn, pH 5.5.
  • Bảo vệ da tuyệt đối, hạn chế dùng kem chống nắng, đeo khẩu trang, đội nón kín mặt trước khi ra đường.
  • Người bị nhiễm corticoid cần kiên nhẫn điều trị.
  • Không dùng sản phẩm có chứa hydroquinone, Kojic acid, retin A, lactic acid, glycolic acid, peel da,…
  • Không được trang điểm hoặc thoa mỹ phẩm gì lên mặt trong giai đoạn này nhé.

 

Xông hơi da mặt bằng tinh dầu thảo dược giúp thải độc hiệu quả

Xông hơi da mặt bằng tinh dầu thảo dược giúp thải độc hiệu quả

Biến chứng corticoid gây ra khá trầm trọng. Bạn có thể chữa lành da hay không tùy thuộc vào thời gian sử dụng và liều lượng sử dụng của bạn. Do đó, thời gian điều trị da bị nhiễm độc corticoid thường rất lâu và thậm chí khó điều trị dứt điểm.
Quan trọng là bạn cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ và độ tin cậy an toàn của sản phẩm trước khi sử dụng.

>>> Xem thêm: 10 thành phần mỹ phẩm độc hại bạn cần biết